Hệ sinh thái tư vấn phát triển doanh nghiệp

Thông tin

Tên công ty
HỢP TÁC XÃ MINH PHÚC
Địa chỉ
Tổ 11, Thị trấn Bát Xát, Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Emailminhphuchtx@gmail.com
Điện thoại0387.855.899
Mã số thuế
5300730863
Số lượng nhân viên
20 người

Giới thiệu

Năm 2017, Hợp tác xã Minh Phúc đã nghiên cứu, sản xuất thành công và đưa ra thị trường sản phẩm Miến đao sâm, được chế biến từ củ dong riềng kết hợp với củ hoàng sin cô (khoai sâm). Hợp tác xã thu mua nguyên liệu củ dong riềng và củ khoai sâm từ các xã kể trên để sản xuất 10 - 20 tấn miến thành phẩm mỗi năm.

Để chinh phục thị trường, hợp tác xã sản xuất sản phẩm sạch từ khâu liên kết với người trồng đến sản xuất tinh bột, ngâm ủ bột, tráng miến, phơi miến và đóng gói sản phẩm theo quy trình khép kín. Tất cả đều đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điểm khác biệt của sản phẩm miến do hợp tác xã sản xuất là miến có sự kết hợp của bột dong riềng được ngâm, ủ với tinh chất chiết xuất từ củ khoai sâm (có thành phần saponin). Không giống như mì gói, được chiên qua dầu nóng làm mất hết chất dinh dưỡng, miến được phơi khô mà không bị nát, vẫn giữ nguyên được các chất dinh dưỡng có trong củ dong và củ khoai sâm; vì sản xuất từ tinh bột nên miến đao sâm chứa một lượng lớn protein và tinh chất sâm cho cơ thể; là thực phẩm thích hợp cho người tiểu đường do chứa ít đường tinh bột, không cholesterol, nhiều chất xơ, tốt cho người mắc bệnh tiểu đường và người muốn giảm cân, có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Hiện nay, sản phẩm miến đao sâm đã tiếp cận được thị trường Lào Cai, Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc… Ngoài ra, miến đao sâm cũng được một số đối tác phân phối trên thị trường thương mại điện tử và thị trường châu Âu. Mục tiêu của hợp tác xã là chinh phục thị trường trong nước trước khi hướng tới thị trường xuất khẩu.

Lịch sử

Giải thưởng / chứng chỉ

Giấy chứng nhận OCOP 4 sao

Hình ảnh

Preview image

Mô tả

Miến đao sâm là sản phẩm nổi tiếng của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Miến đao sâm được làm từ tinh bột của củ dong riềng đỏ và củ khoai sâm Hoàng sinco, Sâm Fanshifan, được trồng ở nơi có độ cao trên 1.000 m so với mức nước biển.

Bát Xát là một huyện biên giới phía Bắc của Việt Nam thuộc tỉnh Lào Cai. Nơi đây có độ cao trên 1.000m so với mực nước biển. Có thể nói từng củ khoai sâm, đao riềng đã hấp thu tinh chất của “đất”, “khí”, “nước”, “nắng” và “gió” trong lành nhất của đất trời vì thế mà tạo ra từng sợi miến hoàn hảo nhất.

Miến Đao sâm được làm từ 100% tinh bột đao riềng và nước ép củ khoai sâm. Vì thế miến có vị đậm mùi dong, thơm mùi khoai sâm. Sợi miến dai, giòn dù bạn nấu lại lần hai thì sợi miến vẫn dai chứ không mềm nhũn, nát như các loại miến khác. Miến Đao sâm khi ăn sẽ cảm nhận được vị tươi, mát, ăn nhiều không gây cồn ruột như các loại miến khác. Miến phù hợp chế biến nhiều món như miến xào, miến nấu canh,… Miến đao sâm lâu dần đã trở thành một sản phẩm đặc trưng của vùng đất Bát Xát và được nhiều người biết đến.

Năm 2017, Hợp tác xã Minh Phúc đã nghiên cứu, sản xuất thành công và đưa ra thị trường sản phẩm Miến đao sâm, được chế biến từ củ dong riềng kết hợp với củ hoàng sin cô (khoai sâm). Hợp tác xã thu mua nguyên liệu củ dong riềng và củ khoai sâm từ các xã kể trên để sản xuất 10 - 20 tấn miến thành phẩm mỗi năm.

Điểm khác biệt của sản phẩm miến do hợp tác xã sản xuất là miến có sự kết hợp của bột dong riềng được ngâm, ủ với tinh chất chiết xuất từ củ khoai sâm (có thành phần saponin). Không giống như mì gói, được chiên qua dầu nóng làm mất hết chất dinh dưỡng, miến được phơi khô mà không bị nát, vẫn giữ nguyên được các chất dinh dưỡng có trong củ dong và củ khoai sâm; vì sản xuất từ tinh bột nên miến đao sâm chứa một lượng lớn protein và tinh chất sâm cho cơ thể; là thực phẩm thích hợp cho người tiểu đường do chứa ít đường tinh bột, không cholesterol, nhiều chất xơ, tốt cho người mắc bệnh tiểu đường và người muốn giảm cân, có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Hiện nay, sản phẩm miến đao sâm đã tiếp cận được thị trường Lào Cai, Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc… Ngoài ra, miến đao sâm cũng được một số đối tác phân phối trên thị trường thương mại điện tử và thị trường châu Âu. Mục tiêu của hợp tác xã là chinh phục thị trường trong nước trước khi hướng tới thị trường xuất khẩu.

Hình ảnh

Preview image
Preview image
Preview image